90 học sinh mầm non bản Na Cô Sa 3 phải chịu cảnh “trường tạm, lớp ghép”
Trường mầm non Na Cô Sa được thành lập vào năm 2013, tọa lạc tại xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, được bao quanh bởi rừng núi Tây Bắc hiểm trở. Thời điểm hiện tại, trường có 34 lớp học với 840 học sinh. Các lớp được xây tại điểm trung tâm và 9 điểm trường lẻ thuộc 15 điểm bản. Nhà trường đã được đầu tư và xây dựng các lớp học. Song ở Điểm trường bản Na Cô Sa 3 chưa có lớp, còn đang phải đi học nhờ; gồm 3 lớp học với tổng 90 trẻ: 2 lớp mẫu giáo; 1 lớp mầm non.
Điểm trường Na Cô Sa 3 là nhà gỗ tạm bợ nên 90 em học sinh suốt nhiều năm nay phải chịu cảnh “trường tạm, lớp ghép” chật chội
Các phòng học tạm bợ tại Điểm trường Na Cô Sa 3 đều đã bị xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng đủ cơ sở vật chất dạy và học cho thầy trò. Những tấm ván gỗ mối mọt, nghiêng ngả làm vách với rất nhiều khe hở. Cac khe hở “tình cờ” cung cấp thêm ánh sáng, nhưng cũng là “ác mộng” kinh hoàng cho các lớp vào mùa Đông ghé thăm. Để khắc phục, các cô đã sử dụng những tấm bạt dứa cũ kĩ che chắn cho các em đỡ rét. Dẫu vậy, đây chỉ có thể là giải pháp tạm thời, chẳng mấy chốc những tấm bạt kia sẽ mủn ra, mưa gió lùa vào khiến nền đất nhão ra... gây biết bao phiền toái.
So với chất lượng giáo dục ở miền xuôi, các em nhỏ bản Na Cô Sa quả thật phải chịu rất nhiều thiệt thòi và thiếu thốn đủ đường
Cái ăn cái mặc tại bản vẫn còn thiếu thốn nên việc quan tâm đến học hành của dân bản cũng còn nhiều hạn chế; bố mẹ cũng chẳng mấy khi đưa con đến trường; trong khi thể trạng, tầm vóc của các em không như trẻ ở dưới xuôi. “Vào mùa Đông, nhiều hôm chúng tôi phải phân công nhau đến từng nhà cõng các con tới lớp chứ để các con tự đi trong thời tiết giá rét, sương mù không an tâm chút nào” - Giáo viên cắm bản chia sẻ.
Khó khăn càng nhân đôi lên vai các cô giáo, trường chưa có “cô nuôi” nên các cô phải luân phiên phụ trách thêm nhiệm vụ nấu ăn trưa cho học sinh. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng tình yêu, nhiệt huyết, các cô giáo ở đây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Trang bị cho các em những kiến thức đầu tiên để vào lớp một.
Ngoài dạy học cho các em, các cô giáo cắm bản còn đảm nhận thêm công việc nấu ăn cho các em. Không có ga để sử dụng, các cô phải đốt củi, khói tỏa quyện với những giọt mồ hôi
Chung tay góp Heo Vàng dựng trường mới - Thắp sáng tri thức bản Na Cô Sa 3
Có một ngôi trường khang trang và đủ đầy là mong ước bấy lâu nay của các em. Để giúp các em nhỏ bản Na Cô Sa 3 yên tâm học tập và phát triển, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ của những mầm non tương lai đất nước, Đoàn khảo sát Heo Đất đã lên kế hoạch xây mới trường với 01 phòng học và 01 phòng công vụ.
UBND xã Na Cô Sa đã cấp cho ngôi trường một mảnh đất mới nhưng toàn bản có 27 hộ dân, phần lớn là người H’Mông gồm 768 nhân khẩu, lại có đến 93,6% thuộc hộ nghèo nên chi phí xây dựng còn rất thiếu thốn và eo hẹp khiến cho mong ước ấy vẫn còn xa xôi. Không biết đến bao giờ các thầy trò nơi đây có thể có một môi trường học tập tốt hơn.
Với tâm niệm hỗ trợ sự nghiệp "cõng chữ lên non", tạo một môi trường học tập thuận lợi cho những em. Heo Đất rất mong nhận được sự chung tay của cộng đồng cùng quyên góp đủ Heo Vàng giúp các em nhỏ bản Na Cô Sa 3 một ngôi trường Mầm non mới, chuyên tâm học hành!
*Sau khi nhận đủ Heo Vàng từ cộng đồng, Dự án Nuôi Em sẽ quy đổi tất cả Heo Vàng thành 210 triệu đồng gửi tới Trung tâm Tình nguyện Quốc gia để xây thêm 01 phòng học và 01 phòng công vụ cho trường Mầm non Na Cô Sa 3. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về tiến độ dự án đến quý vị trong thời gian sớm nhất.
Về Trung tâm Tình nguyện Quốc gia:
Về dự án Nuôi Em:
Về dự án Sức mạnh 2000 - Ánh Sáng Núi Rừng: |
*MoMo biết rằng còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước của chúng ta cần được bảo trợ. Bạn hay các công ty hãy liên hệ với chúng tôi để cùng tài trợ, giúp đỡ tạo nên một cộng đồng Việt Nam nhân ái nhé! [email protected]