Nhiều hộ gia đình khó khăn ở Hậu Giang mong mỏi có được nguồn vốn để phát triển kinh tế
Gia đình anh Lê Quốc Kháng thuộc diện hộ khó khăn của xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Nhà có 4 thành viên vợ, anh và 2 con. Con trai lớn đang theo học Mẫu giáo, Anh Kháng làm thuê gần nhà với các công việc như vác lúa, làm hộ, đào đất…, chỉ cần có người thuê thì anh sẽ nhận làm. Vợ anh Chị Đoàn Thị Phấn ở nhà nội trợ, chăm con nhỏ và chăn nuôi vịt để phụ giúp chồng. Gia đình có 2 công ruộng trồng lúa và làm thuê thêm. Có thời gian rảnh anh đi giăng lưới lo cho bữa ăn gia đình, có dư thì sẽ bán, được thêm khoản nào hay khoản đó. Hiện nay thu nhập bình quân của vợ chồng anh là khoảng 583.000đ/người/tháng. Hai đứa trẻ đều tớ độ tuổi cắp sách đến trường, vì thế ước mong của anh chị là có được nguồn hỗ trợ vốn để chăn nuôi vịt và heo, từ đó trang trải kinh phí lo cho hai con đi học.
Gia đình chị Lê Thị Cẩm Tú mong muốn có thêm nguồn vốn để nhập được nhiều mặt hàng và số lương nhiều hơn để tăng thu nhập
Chị Lê Thị Cẩm Tú sinh năm 1985, ngụ ấp Quyết Thắng B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp. Gia đình chị Tú có 4 thành viên gồm chị Tú, chồng và 2 con lần lượt sinh năm 2020 và 2023. Con trai lớn của chị Tú sinh năm 2010 đang học lớp 8, không may mắn em bị tật chân cao chân thấp, mắt bị cườm. Gia đình chị được cha mẹ cho 1000m2 đất và hiện đang trồng chuối. Vùng đất nơi chị sinh sống chỉ phù hợp trồng chuối và mía. Trước đây chị Tú và chồng là anh Trần Hoàng Em sinh năm 1988 cùng đi làm thuê hàng ngày kiếm sống. Nhưng năm nay, cô con gái út còn đang nhỏ nên chị ở nhà chăm sóc gia đình và 1000m2 chuối, vì vậy chồng chị hiện đang là lao động chính trong gia đình. Trước đây công việc hàng ngày của anh là phụ hồ, làm thuê, thế nhưng vài lần bị tai nạn lao động như đứt chân, té trong khi làm việc nên sức khỏe anh bị ảnh hưởng. Sau đó, anh đã học hỏi cách buôn bán từ bạn bè và hiện đã chuyển sang buôn bán khoảng 7 tháng nay. Với số vốn 3 triệu đồng anh mua trái cây chạy xe máy đi bán trong vòng quanh các xã thuộc huyện Phụng Hiệp. Thu nhập của cả 2 anh chị khoảng 679.000đ/người/ tháng. Chị Tú mong muốn mượn thêm vốn cho chồng mua được nhiều mặt hàng hơn, số lượng nhiều hơn để có thêm thu nhập cho gia đình.
Ngôi nhà tạm bợ với nghề làm móng của chị Chế thị Tròn
Chị Chế Thị Tròn đang sinh sống tại ấp Tân Phú B2 xã Tân phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Gia đình chị Tròn mong muốn mượn vốn để trồng cây cóc và chăm sóc 150 gốc chanh đang xử lý ra bông và mít Thái vì đang ở giai đoạn đầu cho trái nên cần tiền để mua phân và thuốc cho cây với diện tích khoảng 2.5 công vườn. Hoàn cảnh gia đình có cuộc sống khá bấp bênh do công việc của chồng chị làm 1 công ty gần nhà nhưng thu nhập 1 tháng của anh cũng chỉ khoảng 1-2.5 triệu đồng. Có thời gian dư thì anh chăm sóc vườn. Chị Tròn thì làm tóc và móng thu nhập cao nhất được 50.000đ vì có nhiều tiệm mở để cạnh tranh. Chị tâm sự rằng, lúc trước chị nói làm cũng có nhiều khách, còn bây giờ thì có khi cả ngày không có được đồng. Đây vừa là tiệm vừa là nhà, nơi cả 3 thành viên sinh sống vỏn vẹn trong 20m2. Đất của cha mẹ chồng cho mượn để sinh ở. Con chị Tròn sinh năm 2016. Hiện đang học lớp 2 tại trường Tiêu học Tân Phước Hưng. Mong muốn của gia đình là được mượn vốn để trồng thêm cây cóc và chăm sóc cho vườn cây của mình, để có được thu nhập tốt hơn, để lo cho các con ăn học.
Chung tay góp Heo Vàng giúp đỡ 150 hộ nghèo phát triển sinh kế
Trước những khó khăn vất vả của các hộ gia đình nghèo tại Hậu Giang, Siêu ứng dụng MoMo kết hợp cùng Trung tâm Ánh Dương kêu gọi cộng đồng Heo Đất MoMo cùng chung tay quyên góp 3.000.000 Heo Vàng. Số Heo Váng sẽ được các nhà tài trợ quy đổi tương ứng với 600.000.000 đồng để tiến hành thực hiện dự án nhằm giúp các gia đình nghèo, cận nghèo ở Hậu Giang có cơ hội thoát nghèo một cách bền vững.
Góp Heo Vàng giúp các hộ nghèo ở Hậu Giang có nguồn vốn để cải thiện kế sinh nhai cho cả gia đình
Các bước thực hiện của dự án bao gồm:
- Khảo sát, xác lập đối tượng thụ hưởng từ dự án, ưu tiên cho mẹ đơn thân và hộ có con đi học
- Thảo luận với hộ về mô hình cần thực hiện
- Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo để thực hiện mô hình sinh kế
- Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo
- Thăm hộ 1-2 lần/ tháng để theo dõi tiến độ thực hiện mô hình và tình hình của hộ (con của hộ có điều kiện để đi học không? gia đình có người bị bệnh nặng? vật nuôi, cây trồng của họ có vấn đề gì không?...) để kịp thời hỗ trợ cho hộ.
- Sau 5 tháng, hộ sẽ hoàn vốn cho Ánh Dương. Nhân viên Ánh Dương sẽ đi thăm hộ để khảo sát lại nhu cầu và mô hình để quyết định cấp vốn cho vòng tiếp theo. Nếu hộ muốn mở rộng mô hình: Tăng số lượng vật nuôi hoặc thêm mô hình thì nhân viên sẽ xem xét tăng vốn cho hộ thực hiện mô hình để cải thiện thu nhập ổn định cuộc sống.
Theo kinh nghiệm của Ánh Dương, sau 1 năm tham gia chương trình với Ánh Dương hộ sẽ tăng 25% thu nhập và 4-5 năm hộ sẽ có thể thoát nghèo một cách bền vững.
Kinh phí chi tiết của dự án:
STT |
Hoạt động |
Đơn vị Tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành Tiền (VND) |
1 |
Khảo sát hộ nghèo có nhu cầu mượn vốn thực hiện mô hình sinh kế (ưu tiên cho mẹ đơn thân có con đi học) |
Hộ |
150 |
50,000 |
7,500,000 |
2 |
Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo |
Hộ |
150 |
3,000,000 |
450,000,000 |
3 |
Phí quản lý hộ (hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi mô hình) |
Hộ |
150 |
750,000 |
112,500,000 |
4 |
Xăng xe cho nhân viên quản lý hộ |
Hộ |
150 |
200,000 |
30,000,000 |
Tổng cộng |
600,000,000 |
Về Trung tâm Ánh Dương:
Ánh Dương là một tổ chức phi chính phủ địa phương, hoạt động các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng tại các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hậu Giang.
Các dự án phát triển cộng đồng tại Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam) được Vietnam Plus thực hiện vào năm 2004. Dự án nhằm giúp các hộ nghèo nâng cao đời sống và kinh tế. Sau 4 năm, Trung Tâm Hỗ Trợ Và Phát Triển Cộng Đồng Ánh Dương(Trung tâm Ánh Dương) được thành lập để thay thế sứ mệnh của Vietnam Plus.Hiện tại, chúng tôi thực hiện dự án tại 3 huyện (Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy) và thị xã Long Mỹ.
Nhiệm vụ của chúng tôi:
Chúng tôi khuyến khích cộng đồng người nghèo nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề của chính họ.
Chúng tôi cố gắng nâng cao mức sống, kinh tế và giáo dục cho cộng đồng, trong đó ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em.
Chúng tôi mong muốn xây dựng sự gắn kết, thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cộng đồng và đạt được sự phát triển bền vững
Nhà Tài Trợ:
Trong những năm qua, Ánh Dương nhận được tài trợ từ nhà tài trợ chính là Mekong Plus, ngoài ra còn có các nhà tài trợ như Tryba Foundation, Air Liquide Foundation, Đại sứ quán Hà Lan,Dirox, Dragon Capital,United Nation Foundation…