Luật bảo hiểm nhân thọ thường được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu mới, bảo vệ người tiêu dùng và phù hợp với thị trường. Một số bổ sung sẽ được cập nhật cụ thể qua bài viết sau.

Bảo hiểm nhân thọ ra đời với mong muốn bảo vệ khách hàng trước những bất trắc trong cuộc đời và chúng ta đều biết mỗi năm cuộc sống sẽ có nhiều chuyển biến khác nhau. Chính vì thế, bảo hiểm nhân thọ sẽ thường điều chỉnh định kỳ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây không chỉ nhằm bảo vệ người tiêu dùng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những khách hàng mới tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.

Luật bảo hiểm nhân thọ mới đưa ra rõ các chính sách bảo hiểm, cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch hơn cho người tiêu dùng, cũng như tạo điều kiện để người dân có thể chủ động hơn trong việc chọn lựa và sử dụng các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình.

Vì thế, 2023 luật bảo hiểm nhân thọ có một số điểm mới, mời bạn đọc tiếp để biết rõ hơn nhé. 

Bổ sung nguyên tắc khi ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm: 

Kể từ ngày 01/01/2023, luật bảo hiểm nhân thọ có một số điều thay đổi. 

Theo Điều 16 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quy định khi giao kết và thực hiện bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe đòi hỏi sự tuân thủ các nguyên tắc cụ thể:

- Nguyên tắc Trung Thực Tuyệt Đối: Mọi bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin đầy đủ và thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình một cách trung thực và tin cậy tuyệt đối đối với nhau.

- Nguyên tắc Quyền Lợi Có Thể Được Bảo Hiểm: Bên mua bảo hiểm phải được đảm bảo quyền lợi khi mua bảo hiểm, tuỳ vào từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định đã ký kết.

- Nguyên tắc Bồi Thường: Số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm không được vượt quá mức thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ khi có sự thỏa thuận khác trong hợp đồng.

- Nguyên tắc Rủi Ro Ngẫu Nhiên: Các rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro không thể dự đoán trước và bất ngờ xảy ra. 

Bạn lưu ý, luật bảo hiểm nhân thọ 2023 không áp dụng nguyên tắc thế quyền. Có nghĩa doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ ba - người gây ra thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền cùng với doanh nghiệp bảo hiểm. 

Thay đổi hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin

Kể từ ngày 01/01/2023, hậu quả pháp lý khi một trong hai bên của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin đã có sự thay đổi, cụ thể như sau:

 

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023

Hành vi vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin

Cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm ký kết hợp đồng bảo hiểm hoặc để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Hậu quả pháp lý

Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm

Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm

Trách nhiệm của các bên

- Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm: Bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.

- Bên mua bảo hiểm vi phạm: Bị thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng.

- Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm: Bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có). Bên cạnh đó phải hoàn lại toàn bộ phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đã đóng.

- Bên mua bảo hiểm vi phạm: Không được bồi thường và phải trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có).

Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm

Theo luật bảo hiểm nhân thọ cũ, khi thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm thì một trong các bên chỉ có quyền yêu cầu thay đổi mức phí bảo hiểm. Tuy nhiên luật bảo hiểm nhân thọ mới nhất đã thay đổi như sau: 

Trường hợp 1: Khi có sự thay đổi về những yếu tố tính phí bảo hiểm khiến các rủi ro bảo hiểm tăng lên, thì căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thực hiện một trong các nội dung sau:

  • Tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng. 
  • Giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng. 
  • Rút ngắn thời hạn bảo hiểm.
  • Thu hẹp phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.

Trường hợp 2: Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, thì căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong các nội dung sau:

  • Giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.
  • Tăng số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.
  • Kéo dài thời hạn bảo hiểm.
  • Mở rộng phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.

Những trường hợp bảo hiểm nhân thọ bị vô hiệu

Kể từ ngày 01/01/2023, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị xem là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. 

(2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

(3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. 

(4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

(5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả.

(6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

(7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được.

(8) Hợp đồng bảo hiểm được ký kết do bị lừa dối, trừ trường hợp một trong 02 bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin.

(9) Hợp đồng bảo hiểm được ký trong tình trạng bị đe dọa, cưỡng ép.

(10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

(11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng phải được lập thành văn bản.

Trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, 2 trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe được bổ sung gồm:

  • Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm.
  • Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm và không bị hủy hợp đồng trong trường hợp bạn quá bận rộn và quên mất đi việc phải duy trì đóng phí, kênh thanh toán phí bảo hiểm cũng là 1 yếu tố quan trọng mà bạn cần cân nhắc khi sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 

Một số quyền lợi khi thanh toán phí bảo hiểm qua MoMo:

  • Tiện lợi 24/7: Đóng phí mọi lúc bạn cần, mọi nơi bạn thích. MoMo hỗ trợ cả khách hàng đóng phí và đại lý bảo hiểm nộp phí. 
  • Thoải mái tra cứu lịch sử thanh toán cho hợp đồng mà không sợ thất lạc.
  • Nhanh chóng: Chỉ cần nhập số Hợp Đồng, số Hồ Sơ Yêu Cầu Bảo Hiểm hoặc số CMND/CCCD/Hộ chiếu là có thể tra cứu ngay thông tin về Hợp đồng Bảo hiểm, giao dịch của bạn sẽ được xử lý trong tích tắc, không lo trễ hạn. 
  • An toàn: Đạt chứng nhận bảo mật quốc tế PCI DSS ở cấp độ cao nhất, giúp bạn thêm an tâm khi thực hiện giao dịch không tiền mặt.
  • Ưu đãi hấp dẫn: Hưởng đặc quyền áp dụng các chương trình khuyến mãi chỉ có trên MoMo. 

Thông qua bài viết trên, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về luật bảo hiểm nhân thọ 2023. Để cập nhật những tin tức mới nhất về bảo hiểm cũng mẹo hay cuộc sống, theo dõi ngay MaMa Bảo Hiểm thông qua MoMo bạn nhé! 

- Theo dõi MaMa Bảo hiểm tại đây

- Tham gia nhóm Cộng Đồng Tài Chính MoMo tại đây.

Mọi thắc mắc người dùng có thể liên hệ qua:

  • Hotline: 1900 545441 (1.000Đ/phút).
  • Trung tâm Trợ Giúp: Đăng nhập MoMo >> Ví của tôi >> Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm (Miễn phí).