Thu phí không dừng là công nghệ đã được Thủ tướng chính phủ đưa vào triển khai trên toàn bộ mạng lưới trạm thu phí từ ngày 1/8/2022. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn thắc mắc thu phí không dừng có bắt buộc không? Hãy cùng MoMo tìm hiểu những thông tin mới nhất trong bài viết dưới đây!

1. Quy định về dán thẻ thu phí không dừng 

Kể từ ngày 1/8/2022, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống thu phí tự động trên các tuyến cao tốc sẽ chính thức hoạt động. Các đơn vị ủy quyền cung cấp dịch vụ và quản lý trạm thu phí là công ty TNHH thu phí tự động VETC (VETC) và VDTC (trực thuộc Tập đoàn Viettel - ePass Viettel). 

Cả hai đơn vị hỗ trợ miễn phí dán thẻ cho khách hàng lần đầu, sau đó áp dụng phí dịch vụ là 120.000 đồng cho mỗi thẻ. Phương tiện có thể dán thẻ ETC tại cơ sở đăng kiểm, đại lý ủy quyền và ngay tại trạm thu phí ETC.

Vậy thu phí không dừng có bắt buộc không? Theo Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu tại buổi tọa đàm ngày 1/8/2022 như sau :Từ ngày 1/8, tất cả các tuyến cao tốc áp dụng hoàn toàn công nghệ thu phí không dừng, vì thế tất cả các phương tiện đi vào đường cao tốc phải bắt buộc sử dụng dịch vụ thu phí không dừng. Trường hợp phương tiện không đáp ứng, chủ phương tiện có thể lựa chọn đường song hành. Ví dụ như cao tốc phía Đông có Quốc lộ 1A, tuyến Hà Nội- Hải Phòng có quốc lộ 5…

Do đó, có thể thấy đây là hình thức thu phí mới bắt buộc cánh tài xế cần tuân thủ. Bên cạnh đó, Nhà Nước cũng đưa ra quy định xử phạt đối với các trường hợp chưa dán thẻ thu phí hoặc không đủ tiền thanh toán mà bạn cũng cần phải lưu ý. 

2. Xử phạt khi xe chưa dán thẻ thu phí không dừng ETC

Theo quy định từ nhà nước, từ ngày 1/8/2022, tất cả các phương tiện khi tham gia vào đường cao tốc cần phải được dán thẻ thu phí không dừng ETC. Nếu phương tiện vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính như sau:

  • Đối với xe không trang bị thẻ thu phí không dừng ETC: Tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng và phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (theo điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cùng sự điều chỉnh bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
  • Đối với xe đã trang bị thẻ thu phí không dừng ETC nhưng không đủ tiền trong tài khoản khi qua làn thu phí và vẫn cố tình lưu thông tiếp tục: Tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng và phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (theo điểm C khoản 4 và điểm B khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cùng sự sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Nhìn chung, triển khai hình thức thu phí không dừng ETC là một chiến lược Chính phủ hướng đến để thúc đẩy minh bạch, công khai trong thu phí, tiết kiệm thời gian và giải quyết ùn tắc giao thông. Việc áp dụng quy định này trên toàn quốc đã đem lại nhiều lợi ích như sau:

  • An toàn giao thông: Việc không dừng tại trạm thu phí giúp tránh ùn tắc và giảm nguy cơ va chạm.
  • Tối ưu hóa hệ thống giao thông: Hệ thống ETC tối ưu hóa dòng xe trên đường cao tốc. Trừ tiền tự động giúp giảm thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian cho tài xế.
  • Minh bạch và công khai: Người lái xe có thể thanh toán mà không lo ngại mất phí không đúng với quy định.
  • Trách nhiệm công dân: Tuân thủ hình thức thu phí không dừng là trách nhiệm cá nhân, duy trì trật tự xã hội và hoạt động trơn tru của hệ thống giao thông.
  • Ngăn chặn vi phạm: Vi phạm quy định có thể dẫn đến tước giấy phép lái xe và nộp phạt. Từ đó giúp duy trì kỷ luật giao thông.
  • Đóng góp vào phát triển hạ tầng: Thu phí không dừng đóng góp vào việc duy trì và phát triển hạ tầng giao thông, đảm bảo tuyến đường cao tốc phục vụ tốt hơn cho cộng đồng.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc :“thu phí không dừng có bắt buộc không?”. Để đáp ứng đúng luật và không bị xử phạt, bạn nên tìm hiểu cách dán thẻ thu phí tại:

  • Các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại lần kiểm định gần nhất.
  • Các đại lý do VETC hoặc VDTC ủy quyền chính thức.
  • Dán trực tiếp tại các trạm thu phí ETC do VETC hoặc VDTC quản lý.

Bên cạnh đó, bạn cần luôn duy trì đủ số dư trong ví trước khi đi qua trạm thu phí. Ngoài hình thức nạp trực tiếp từ thẻ ngân hàng, bạn có thể lựa chọn nạp phí qua MoMo. Hiện MoMo đang áp dụng nạp phí không dừng cho cả thẻ VETC và Epass với nhiều lựa chọn nguồn tiền nạp như ngân hàng, thẻ credit/visa, ví trả sau, túi thần tài,... chỉ với các thao tác cực kì đơn giản.

3. Hướng dẫn nạp phí không dừng ETC qua MoMo

Chỉ với thao tác 3 bước đơn giản, bạn đã có thể nạp phí ETC bằng MoMo như sau:

Bước 1: Mở MoMo > Nhập từ khóa “ETC” > Chọn dịch vụ thu phí không dừng

Bước 2: Chọn 1 trong 2 thẻ ePass hoặc VETC. Điền biển số xe và chọn số tiền bạn muốn nạp

Bước 3: Kiểm tra thông tin > Xác nhận. Thế là hoàn tất 

Đặc biệt, MoMo vừa cho ra mắt tính năng tự động nạp phí không dừng vào thẻ Epass. Với tính năng này, khách hàng không cần phải nhớ nạp tiền trước mỗi khi đi qua trạm, mà khi tài khoản hết tiền, MoMo sẽ tự động nạp phí nhằm giúp tránh tình trạng bị phạt khi tài khoản không đủ số dư. 

Bên cạnh đó, nếu bạn chưa sử dụng MoMo trước đây, hãy nhanh tay tải App > đăng ký tài khoản > nhập mã code “ETCMOMO” > Xác nhận tài khoản để nhận ngay combo ưu đãi siêu hời như sau:

  • Giảm 50k khi nạp Phí không dừng từ 100K
  • Giảm 50k thanh toán hoá đơn điện/truyền hình/internet/trường học từ 100K
  • Giảm 20% tối đa 20k khi thanh toán Tiki/Lazada/ Tik Tok shop từ 200K
  • Giảm 50% tối đa 20k khi thanh toán Apple/Google từ 50k
  • Giảm 10% tối đa 60k khi đặt vé máy bay Vietnam Airlines từ 2.000.000đ trên MoMo