Hậu Giang là một trong những tỉnh nghèo ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng chăn nuôi và trồng trọt. Theo số liệu thống kê năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo của Hậu Giang chiếm 6.42%. Người dân ở đây vừa không có đất canh tác lại thiếu nguồn vốn đầu tư giúp họ có thể thực hiện mô hình sinh kế. Không chỉ vậy, việc tiếp cận giáo dục khó khăn cũng khiến cho quá trình tự trang bị kiến thức và kỹ năng sống gặp rất nhiều trở ngại.
Người dân nghèo Hậu Giang, cuộc sống chồng chất những khó khăn
Hộ chị Nguyễn Thị Thúy sống ở ấp 7, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Gia đình có 4 thành viên gồm: Chồng chị, 2 con gái và chị. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, không có ruộng đất canh tác. Gia đình chỉ có thể trang trải sinh hoạt hàng ngày bằng làm thuê và chăn nuôi.
Chủ yếu 2 vợ chồng anh chị đi dặm lúa mướn vào các vụ mùa, còn những ngày khác nếu có ai mướn làm cỏ vườn hay mướn bất cứ công việc nào thì anh chị cũng nhận để có thêm thu nhập. Chính vì vậy công việc không ổn định mà cuộc sống vẫn cứ bấp bênh. Không những thế chồng chị bị bệnh viêm khớp phải uống thuốc nam hàng ngày nên những lúc thay đổi thời tiết thường bị đau không đi làm được. Chị vào những ngày rảnh rỗi thì đi bắt ốc giăng lưới bán. Tích cóp tiền, anh chị cũng có vốn nuôi 30 con vịt để kiếm thêm thu nhập cho các con đi học. Con gái lớn của chị năm nay học lớp 11, con gái nhỏ học lớp 9.
Ngôi nhà lá lụp xụp, siêu vẹo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy
Thế nhưng từ ngày dịch bệnh bùng phát, công việc cũng ít dần, thu nhập của anh chị đã thấp nay lại càng thấp hơn. Hiện tại gia đình anh chị đang sống trong căn nhà lá lụp xụp, siêu vẹo và có thể bị sập bất cứ lúc nào. Vợ chồng anh chị mong muốn có được một nguồn vốn để nuôi heo và nuôi gà để tăng thêm thu nhập lo cho 2 con đi học và sửa lại căn nhà để có chỗ ở tốt hơn khi vào mùa mưa.
Hộ cô Châu Thị Nhung ở ấp Mỹ Thuận 1, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũng là một trong những trường hợp cần sự chung tay của cộng đồng. Gia đình cô Nhung thuộc diện hộ nghèo của xã. Gia đình có 4 khẩu, gồm cô, con trai cô và hai đứa cháu nội. Con trai cô và con dâu cô đã ly hôn 3 năm, để cô chăm sóc hai bé là Lê Thị Hằng Nga học lớp 9 trường THCS Nguyễn Khuyến, và cháu Lê Đoàn Thiên Phúc học lớp 1 trường Tiểu học Phụng Hiệp. Con trai cô Lê Hoàng Hận đi làm thành phố gửi về hàng tháng 600.000 - 700.000 đồng, thế nhưng công việc của anh cũng không ổn định.
Cô Nhung vừa bệnh nặng vừa chăm sóc em Nga và em Phúc đang tuổi ăn tuổi học
Cô Nhung không chỉ bị sỏi mật và đã cắt mật hơn 10 năm, mà cô còn bệnh thiếu máu não, thường xuyên bị tụt huyết áp và thiếu canxi. Trước đây cô có chăn nuôi vịt nhưng do dịch bệnh, đàn vịt không còn nữa. Hiện tại cô cũng không có vốn để tái chăn nuôi. Hơn nữa 2 cháu bé đang đi học cần rất nhiều chi phí. Mong muốn của cô cần được được vốn để chăn nuôi, học thêm kỹ thuật chăn nuôi, ngoài ra cô dự kiến đi bán thêm vé số để lo cho 2 cháu đi học.
Chương trình phát triển sinh kế của Ánh Dương
Các bước thực hiện của dự án bao gồm:
- Khảo sát, xác lập đối tượng thụ hưởng từ dự án, ưu tiên cho mẹ đơn thân và hộ có con đi học
- Thảo luận với hộ về mô hình cần thực hiện
- Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo để thực hiện mô hình sinh kế
- Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo
- Thăm hộ 1-2 lần/ tháng để theo dõi tiến độ thực hiện mô hình và tình hình của hộ (con của hộ có điều kiện để đi học không? gia đình có người bị bệnh nặng? vật nuôi, cây trồng của họ có vấn đề gì không?...) để kịp thời hỗ trợ cho hộ.
- Sau 5 tháng, hộ sẽ hoàn vốn cho Ánh Dương. Nhân viên Ánh Dương sẽ đi thăm hộ để khảo sát lại nhu cầu và mô hình để quyết định cấp vốn cho vòng tiếp theo. Nếu hộ muốn mở rộng mô hình: Tăng số lượng vật nuôi hoặc thêm mô hình thì nhân viên sẽ xem xét tăng vốn cho hộ thực hiện. Ví dụ, hộ Nguyễn Thị Phượng mượn vốn vòng 1 với số tiền 3.000.000 đồng để nuôi 100 con vịt. Sau 5 tháng chị Phượng hoàn vốn lại cho Ánh Dương. Chị muốn nuôi 100 vịt + con gà hoặc 150 con vịt thì Ánh Dương sẽ tăng vốn cho hộ lên 4.000.000 đồng kết hợp với hỗ trợ kỹ thuật cho hộ, theo dõi như ở vòng 1
Theo kinh nghiệm của Ánh Dương, sau 1 năm tham gia chương trình với Ánh Dương hộ sẽ tăng 25% thu nhập và 4-5 năm hộ sẽ có thể thoát nghèo một cách bền vững.
Kinh phí cụ thể
STT |
Hoạt động |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành Tiền (VND) |
1 |
Khảo sát hộ nghèo có nhu cầu mượn vốn thực hiện mô hình sinh kế (ưu tiên cho mẹ đơn thân có con đi học) |
Hộ |
25 |
50,000 |
1,250,000 |
2 |
Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo |
Hộ |
25 |
3,000,000 |
75,000,000 |
3 |
Phí quản lý hộ (hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi mô hình) |
Hộ |
25 |
750,000 |
18,750,000 |
4 |
Xăng xe cho nhân viên quản lý hộ |
Hộ |
25 |
200,000 |
5,000,000 |
Tổng cộng |
100,000,000 |
Đồng hành cùng phát triển sinh kế cho hộ nghèo tại Hậu Giang
Vì nhìn thấy tất cả những khó khăn mà bà con ở Hậu Giang đang gặp phải, Ánh Dương muốn thực hiện chương trình phát triển sinh kế cho hộ nghèo, đặc biệt là những phụ nữ đơn thân có con đi học, giúp họ cải thiện thu nhập, ổn định kinh tế để lo cho con trẻ tiếp tục đến trường.
Chúng tôi kêu gọi cộng đồng Trái Tim MoMo cùng chung tay gây quỹ 100.000.000 triệu tiền mặt, để đồng hành cùng Ánh Dương trong chương trình phát triển sinh kết cho hộ nghèo. Đợt gây quỹ này, Ánh Dương kêu gọi cộng đồng Heo Đất MoMo gây quỹ với tổng số tiền là 500.000.000Đ, trong đó 400.000.000Đ sẽ được các nhà tài trợ quy đổi từ số Heo Vàng.
Với tham vọng không còn người nghèo trên vùng dự án của mình, chúng tôi đã và đang và sẽ cố gắng từng ngày thực hiện các dự án phát triển cộng đồng. Vì vậy cũng rất cần sự chung tay hưởng ứng của tất cả các bạn. Mỗi sự đóng góp dù là nhỏ nhất cũng sẽ góp phần giúp đỡ các hoàn cảnh nghèo tại Hậu Giang kiên trì vươn lên.
*Sau khi hoàn tất chiến dịch kêu gọi đóng góp, MoMo sẽ chuyển toàn bộ số tiền 100.000.000 đồng đã gây quỹ gửi đến Ánh Dương để triển khai chương trình. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về tiến độ dự án đến Quý vị trong thời gian sớm nhất.
Về Ánh Dương:
Ánh Dương là một tổ chức phi chính phủ địa phương, hoạt động các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng tại các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hậu Giang.
Các dự án phát triển cộng đồng tại Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam) được Vietnam Plus thực hiện vào năm 2004. Dự án nhằm giúp các hộ nghèo nâng cao đời sống và kinh tế. Sau 4 năm, Trung Tâm Hỗ Trợ Và Phát Triển Cộng Đồng Ánh Dương(Trung tâm Ánh Dương) được thành lập để thay thế sứ mệnh của Vietnam Plus.Hiện tại, chúng tôi thực hiện dự án tại 3 huyện (Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy) và thị xã Long Mỹ.
Nhiệm vụ của chúng tôi:
- Chúng tôi khuyến khích cộng đồng người nghèo nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề của chính họ.
- Chúng tôi cố gắng nâng cao mức sống, kinh tế và giáo dục cho cộng đồng, trong đó ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em.
- Chúng tôi mong muốn xây dựng sự gắn kết, thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cộng đồng và đạt được sự phát triển bền vững
Nhà Tài Trợ:
Trong những năm qua, Ánh Dương nhận được tài trợ từ nhà tài trợ chính là Mekong Plus, ngoài ra còn có các nhà tài trợ như Tryba, Partage,Room To Read, LIN,…