Tọa đàm còn có sự tham dự của TS.Huỳnh Văn Thông - Trưởng Bộ môn Truyền thông, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, Ông Philip Hùng Cao, Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Dịch vụ An ninh Mạng VinCSS, Bà Nguyễn Thị Như Lan, CEO Bệnh viện Thẩm Mỹ Nam An và Báo Thanh Niên và đông đảo sinh viên của hai trường ĐH Kinh tế - Tài chính (UEF) và trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH).
Tin giả bản chất là một hình thức thao túng tâm lý
Ông Nguyễn Bá Diệp cho biết trong lĩnh vực tài chính, ông Diệp nhấn mạnh rằng tin tức giả thường xoay quanh nỗi lo sợ mất tiền tại Tọa đàm Đề kháng với thông tin độc, hại và lừa đảo qua mạng tại TP HCM ngày 8/12/2023. Ảnh MoMo
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, những thông tin giả mạo đều nhằm vào việc chi phối lòng tin của con người, nhắm đến những khao khát giàu có hoặc những lo lắng về vấn đề pháp lý mà người ta có thể không hiểu rõ. Từ quan điểm này, ông Diệp đã đưa ra những ví dụ điển hình về thông tin giả mạo, như việc làm giả các trang web chính thức của các cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp (bảo hiểm xã hội, ngân hàng...), lừa đảo nạn nhân để chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân, mời gọi làm giàu nhanh, việc nhẹ lương cao, giả danh Công an, Viện kiểm sát hoặc Tòa án để đe dọa thông qua cuộc gọi điện, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân (CCCD) để lừa đảo và tham gia vay nặng lãi, hoặc cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng nạn nhân để lừa đảo.
Trong lĩnh vực tài chính, ông Diệp nhấn mạnh rằng tin tức giả thường xoay quanh nỗi lo sợ mất tiền - một trong những lo lắng hàng đầu của người tiết kiệm và gửi tiền vào ngân hàng. Ông ví dụ về tin đồn về lãnh đạo ngân hàng bị bắt để minh họa sự lo lắng của khách hàng, hay vụ gián đoạn dịch vụ do sự cố kỹ thuật nhưng lại bị gán nhãn là 'bị hack'. Các tập đoàn công nghệ như Facebook hay Google cũng từng trải qua gián đoạn, và để chống lại tin giả, họ công bố thông tin về việc gián đoạn với lý do cụ thể. “Tuy nhiên, thực tế người dùng thường ưa đọc tin ngắn và tin giả hơn”, ông Diệp cho biết..
"Tin giả có chủ đích tác động tiêu cực mạnh mẽ và tạo ra sự ảnh hưởng lớn, làm giảm niềm tin ở một số thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp," ông Diệp nhấn mạnh. "Tin giả được kẻ gian ưa chuộng bởi nó tác động rất mạnh đến niềm tin, và có nhiều trường hợp tin giả làm doanh nghiệp không gượng dậy được. Thậm chí khi có thể hồi phục, hình ảnh thương hiệu vẫn bị tổn thương nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến doanh thu và hoạt động kinh doanh ngay tại thời điểm đó".
Ông Diệp dẫn số liệu thiệt hại từ tin giả và lừa đảo trên mạng gây ra con số khổng lồ tại Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu từ Đại học Baltimore cùng CHEQ cho thấy năm 2019, thiệt hại từ tin giả cho lĩnh vực tài chính toàn cầu lên đến 56 tỷ đôla Mỹ. Và theo thống kê của Liên minh Chống lừa đảo Toàn cầu (GASA), tổng thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam năm 2023 ước tính có thể lên tới khoảng 391,8 nghìn tỷ đồng (16,23 tỷ đôla Mỹ). Một con số cực kỳ lớn nên chính vì vậy, tin giả được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xác định là một trong những hiểm hoạ của nền kinh tế, của loài người chứ không phải là vấn đề đơn giản.
Ông Nguyễn Bá Diệp chụp ảnh lưu niệm với BTC và các khách mời tham gia Tọa đàm Đề kháng với thông tin độc, hại và lừa đảo qua mạng. Ảnh: MoMo
Theo thông tin từ Đại học Baltimore và CHEQ vào năm 2019, thiệt hại từ tin giả đối với lĩnh vực tài chính lên đến 56 tỷ đô la Mỹ. Thêm vào đó, theo Liên minh Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASA), tổng thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến có thể lên đến khoảng 391,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,23 tỷ đô la Mỹ). Đây là con số quá lớn nên Diễn đàn Kinh tế Thế giới xác định không chỉ là một vấn đề nan giải, mà còn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và con người.
Sáu nguyên tắc K.A.K.A (Không Áp dụng - Không An toàn) của MoMo bảo vệ tài khoản MoMo và tài khoản ngân hàng
“Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu để hiểu tại sao tin giả lại có tác động lớn như vậy, và phát hiện rằng về mặt tâm lý, bộ não con người thường được chia thành hai hệ thống. Hệ thống đầu tiên liên quan đến cảm xúc, giúp chúng ta tồn tại; và hệ thống thứ hai liên quan đến logic, đòi hỏi sự suy nghĩ cẩn trọng và tốn năng lượng. Chính vì vậy, chúng ta thường dựa vào hệ thống cảm xúc. Tin giả đều tác động đến phần cảm xúc này, khiến chúng ta phản ứng nhanh chóng mà không suy nghĩ kỹ”, ông Diệp chia sẻ.
“Đối với MoMo, chúng tôi thường gặp rất nhiều tin giả. Những thông điệp như ' MoMo tặng người dùng 1 triệu đồng' thường được lan truyền từ người quen. Để chống lại tin giả, chúng tôi đã có những biện pháp cung cấp thông tin chính thức qua trang mạng xã hội, trang web chính thức của MoMo và các cộng đồng yêu thích MoMo. Điều này giúp mọi người có thể tra cứu thông tin một cách chính xác. Đó chính là cách chúng tôi đối phó với tin giả”, ông Diệp cho biết và đồng thời chia sẻ một số mẹo giúp chống lại tin giả như sau:
1️⃣ Khi đối mặt với tin giả hấp dẫn, hãy tự hỏi đã từng nghe, từng thấy điều đó trước đây chưa. Nếu không, coi như chỉ là thông tin tham khảo, không nên tin ngay.
2️⃣ Trước khi chia sẻ hoặc đánh giá, hãy suy nghĩ liệu mình hoặc người thân có thể trở thành nạn nhân của thông tin đó không hoặc trở thành vật thể bị thao túng.
3️⃣ Cẩn thận khi cài ứng dụng mới hoặc phần mềm không rõ nguồn gốc. Việc này có thể mở cửa (backdoor) cho người khác kiểm soát thiết bị của bạn. Tránh nhấn vào các liên kết không rõ nguồn gốc và không cài đặt phần mềm không rõ xuất xứ để bảo vệ thông tin cá nhân của bạn.
4️⃣ Không chia sẻ những thông tin cá nhân như CCCD, số điện thoại lên mạng xã hội.
5️⃣ Tạo mật khẩu an toàn, khó đoán và không nên sử dụng các thông tin cá nhân công khai hoặc quá dễ như "123456".
6️⃣ Tuyệt đối không được tiết lộ mật khẩu và mã xác thực OTP cho bất kỳ ai.
Tại sự kiện, gian hàng của MoMo đã thu hút đông đảo các bạn sinh viên đến tìm hiểu về dịch vụ và tham gia các trò chơi tương tác lan tỏa thông điệp chống tin giả #DoBanViBan #Tin MoMo #MoMo #AnToanTrenMang trên mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng tích cực cho chiến dịch Đề kháng với thông tin độc, hại và lừa đảo trên mạng. Hoạt động minigame chụp ảnh và 100% nhận quà MoMo đã thu hút nhiều bạn trẻ từ chiều, khuấy động không khí náo nhiệt cho toàn khu vực sự kiện.