main-banner-top

Ngành dịch vụ tài chính: Khách hàng vốn không trung thành, doanh nghiệp phải biết "làm mới" mình

Sự Kiện
06/12/2019·1.4K

“Chuyển đổi số là xu hướng không thể bỏ qua của doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội tương đương cho các đối thủ. Do đó các doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm liên tục để có thể cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt” - đây là nhận định được các diễn giả đưa ra tại Hội thảo "Chuyển động của dịch vụ tài chính trong thời đại số" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức, diễn ra ngày 5/12 tại TP HCM.

Ngành dịch vụ tài chính: Khách hàng vốn không trung thành, doanh nghiệp phải biết "làm mới" mình

Đại diện MoMo, ông Nguyễn Bá Diệp (Phó Chủ tịch, Đồng sáng lập)

Đại diện Ví MoMo, ông Nguyễn Bá Diệp (Phó Chủ tịch, Đồng sáng lập) đã tham gia phiên Thảo luận 1 với chủ đề “Những thay đổi để phát triển của doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính”. Ngồi cùng phiên thảo luận còn có ông Marek Forysiak, Chủ tịch HĐTV SmartNet và ông Nishikawa Shinichiro, thành viên HĐQT Ví điện tử Payoo.

Theo số liệu của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế Việt Nam và Asean (IDG Vietnam & ASEAN), hiện tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam vẫn chiếm 79% và 21% còn lại là không dùng tiền mặt. Trong cơ cấu phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện cao nhất là thanh toán qua thẻ các loại chiếm 38%, ngân hàng điện tử 30% và ví điện tử 28,4%. Với tỉ lệ này, các chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ rất tiềm năng cho thị trường thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai.

Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra rằng hiện xu hướng các dịch vụ liên quan đến tài chính đang chuyển dịch rõ rệt và những thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang dần định hình thế hệ người tiêu dùng mới, với 3 nét đặc trưng cơ bản gồm: (1) Ưa tiện lợi; (2) Không trung thành và (3) đề cao trải nghiệm cá nhân. Đây là một thách thức rất lớn của các doanh nghiệp ngành tài chính dịch vụ trong việc luôn giữ sự “tươi trẻ” trong mắt người dùng.

Nhận định vấn đề trên ông Nguyễn Bá Diệp cho biết, ví điện tử nói chung và MoMo đang dần góp phần thay đổi thói quen thanh toán trong việc tạo ra lớp khách hàng mới. Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng. Đơn cử, dù có mặt trên thị trường đã 12 năm nay, nhưng Ví MoMo chỉ được biết đến nhiều và phổ biến trong vài năm trở lại đây, "Những người sử dụng Ví MoMo thời gian đầu thường có những lo ngại như: Ví MoMo là gì? Có khó để dùng hay không? Tiền của tôi để trong ví liệu có an toàn hay không?", ông Diệp chia sẻ.

Theo ông Diệp, một trong những rào cản lớn nhất trong nền kinh tế số là làm sao thuyết phục được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng với mô hình kinh doanh mới và từng bước đi sau vào cuộc sống thường nhật của người dùng. Ví MoMo hiện đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán thiết yếu của người dùng. Để khách hàng “quen mặt” thì bạn phải xuất hiện hằng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Đó cũng là lý do mà chúng tôi cực kỳ quan tâm đến hệ thống các điểm chấp nhận và đối tác. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng để họ tập làm quen với việc sử dụng ví điện tử. Khi người dùng cảm thấy sự tiện lợi tự nhiên họ sẽ có nhu cầu sử dụng”, ông Diệp nói.

Ông Marek Forysiak (Chủ tịch HĐTV SmartNet,) nhận định, chính sự uy tín, rõ ràng, tốc độ nhanh nhạy, tăng khả năng trải nghiệm dịch vụ, tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày, và cả những chương trình khuyến mãi,... dần dần thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Ông Marek cũng đánh giá thanh toán điện tử đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa triển khai hết tiềm năng của thị trường. “Theo tôi tiềm năng tăng trưởng đối với ví điện tử tại Việt Nam còn rất lớn”, ông Marek Forysiak nhấn mạnh.

Báo cáo của Nielsen Việt Nam đã chỉ ra, có khoảng 25% khách hàng trong độ tuổi 18-25 tuổi, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đang sử dụng dịch vụ tài chính nói chung. Tỉ lệ này tăng đáng kể so với các năm trước. Số liệu này không chỉ cho thấy tiềm năng tăng trưởng từ nhu cầu giao dịch tài chính của giới trẻ, mà trong tương lai, nhóm sẽ lớn lên và có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn.

Theo ông Nguyễn Bá Diệp, dân số trẻ với thu nhập tốt, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và thương mại điện tử tại Việt Nam được kỳ vọng nằm trong top đầu của Đông Nam Á, là những điều kiện thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam phát triển trong những năm tới. Qua đó ông Diệp cũng nhìn nhận, “Để cạnh tranh được trên thị trường hiện nay, các ví điện từ nói chung và bản thân MoMo nói riêng cũng luôn phải thay đổi cách thức và đưa ra nhiều giải pháp vượt trội để tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng”.

Đồng quan điểm ông Nishikawa Shinichiro (Thành viên HĐQT ví điện tử Payoo) nhận định, thay vì tập trung vào việc làm thế nào để khách hàng thay đổi thói quen sử dụng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt thì các ví phải đem lại những tiện ích cho khách hàng để họ cảm thấy nếu dùng ví điện tử họ sẽ có những tiện ích và lợi ích nào trong quá trình thanh toán.

Cũng theo báo cáo của Nielsen Việt Nam, hiện các công ty dịch vụ tài chính có xu hướng  liên tục đầu tư vào nền tảng công nghệ số bằng cách ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), quy trình nhận diện khách hàng điện tử (e-KYC), công nghệ sinh trắc sinh học (khuôn mặt, vân tay, võng mạc), Internet vạn vật (IoT),... nhằm tối ưu trải nghiệm cho người dùng, từ đó gia tăng vị thế cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần trong nước và quốc tế.-------

* Apple/ Google không tài trợ cho bất cứ hoạt động kinh doanh & thương mại nào của MoMo.
Đánh giá :
5
/0

Ưu đãi nổi bậtƯu đãi nổi bật